Cùng với nhu cầu ăn mặc ngày một tăng cao, nhu cầu để có một không gian riêng dành cho quần áo đã là một điều phổ biến ở các gia đình có điều kiện, nhà có diện tích rộng hay những đối tượng có quá nhiều trang phục cần bảo quản.
Tuy nhiên chúng ta nên xét trên từng điều kiện để đưa ra thiết kế phù hợp nhất cho phòng thay đồ của gia đình bạn. Nhà có thể có một phòng thay đồ chung cho cả gia đình hoặc khu vực riêng cho từng người. Hoặc chia theo nhu cầu nam, nữ ( cách này thích hợp với các gia đình có nhiều thế hệ nhưng không có điều kiện không gian)
1. Phòng thay đồ chuẩn mực:
Tất nhiên khi nói về một phòng thay đồ chuẩn mực ta có thể dễ dàng biết rằng đó là khu vực chỉ dành cho một đối tượng, toàn bộ đồ đạc được cất giữ trong phòng chỉ phục vụ cho một chủ nhân duy nhất. Khi có điều kiện xây một căn phòng như vậy trong nhà, bạn cũng không nên ỉ lại hết toàn bộ cho người thiết kế hoặc bên thi công tủ kệ. Nên liệt kê chính xác những số lượng đồ đạc của bạn để đưa ra yêu cầu thích hợp. Hơn nữa tùy theo sở thích cá nhân mà có thể bạn có một số lượng lớn túi xách, giày… hoặc số lớn đồ của bạn là những món đồ cần treo lên, không gấp lại… Dựa theo cả thói quen thay đồ của bạn mà bạn nên yêu cầu người thiết kế để ý đến vị trí sắp xếp của từng loại tủ, gương soi và lối di chuyển trong phòng.
Phòng thay đồ tiện dụng nhất là một cửa nối vào phòng tắm và một cửa ra phòng ngủ. Như vậy nếu bị đặt trong tình huống khó xử, bạn cũng có thể dễ dàng xử lý tình huống. Tuy nhiên nên nhớ phòng chứa quần áo nên bạn cần có một chiếu nghỉ từ khu vực tắm ra phía phòng thay đồ, tránh bắn nước và không khí ẩm mốc.
Đặc biệt không cần ánh sáng tự nhiên trong căn phòng này, bởi ánh sáng tác động trực tiếp lên một số chất liệu sẽ làm chúng mau bạc màu hơn. Nên để đèn ánh sáng trắng để nhìn rõ màu và chi tiết đồ.
2. Phòng thay đồ dành cho vợ chồng:
Phòng thay đồ này giải quyết được vấn đề không gian trong căn nhà bạn, tiết kiệm được chi phí cũng như công sức phải đầu tư đến hai nơi cho một nhiệm vụ. Tuy vậy bạn nên nhớ rằng đồ nam và đồ nữ hoàn toàn khác nhau, bạn cần dựa vào ý kiến của tư vấn viên và người thiết kế để phân chia hợp lý các ngăn và ô đựng đồ. Nên chú ý cho dù là vợ chồng, khoảng không cũng nên được ngăn chia rõ ràng để có sự riêng tư tối thiểu. Bạn có thể đặt một kệ tủ lớn chia 2 không gian ra hoặc nếu không muốn quá bít bùng, hãy làm một kệ thông 2 mặt để móc đồ hay mặc hoặc chia ngăn nhỏ xếp giày của cả 2, mỗi bên một mặt. Kệ vừa ngăn không gian, vừa có thêm diện tích để đồ, một công đôi việc.
" Xem thêm các tin khác về: phong de quan ao, phong de quan ao - Thiết kế phòng thay đồ hiện đại"
3. Phòng thay đồ mở:
Gọi là phòng mở bởi thật ra đây là những khu vực được tận dụng làm khu vực thay đồ chứ không hẳn là một căn phòng. Dạng này thường thấy ở căn hộ studio hoặc những phòng có diện tích dư ra đôi chút, nhất là các mặt bằng không vuông vắn lắm, có góc kẹt, hoặc một khoảng du ra giữa 2 cột lớn ( nhà chung cư) nhưng lại quá sâu cho kích thước tủ âm tường và quá nhỏ để làm một căn phòng.
" Xem thêm các tin khác về: phong de thay do, phong de thay do - Thiết kế phòng thay đồ hiện đại"
Với căn hộ studio nếu có sự xuất hiện của khách, bạn cũng nên thủ sẵn một khu vực thay đồ có sự che chắn để không quá ngại ngùng khi có một số món đồ “ không nên thấy” đang nằm nhầm chỗ.
Ngoài ra với không gian mở như thế này, bạn có thể chọn phương án sử dụng ngăn tủ di động, sắp xếp nhìn như một showroom nhỏ trong phòng, không hề gây phản cảm.
Một số tips cho bạn:
• Không phải món đồ nào cũng cần để trong tủ che chắn, nhất là những món đồ làm bằng da, simili nếu để trong không gian kín quá lâu sẽ bị khô, tróc bề mặt rất phí. Ngoài ra đừng xếp mà nên treo chúng lên để tránh những nếp gập không đáng có.
• Giầy nên xếp gọn trên tủ, với những chiếc giày ít hay đi, hãy xếp chúng nguyên ở trong hộp giấy để tránh bụi và bảo quản tốt hơn.
• Nếu có nhiều trang sức, ngoài việc làm ngăn tủ, bạn nên sắm một cây móc trang sức hoặc làm hẳn một tủ móc trang sức để ngăn chúng rối vào nhau, gây trầy xước.
• Những bộ trang phục trang trọng như vét, váy dạ hội… bạn nên mua những bọc bảo quản đồ chuyên dụng để bọc chúng vào, tránh hư hỏng.
• Nên để nước hoa ở tủ riêng và có phương pháp chống ẩm, đậy kín, ngăn chặn việc bay mùi. Nước hoa nếu không biết cách bảo quản rất dễ mất mùi và không còn thơm lâu như ban đầu.
Theo HansaeYes24 Vina Co.,Ltd